Mục lục

SEO và Google Ads – Khác nhau như nào? Sử dụng ra sao? (update 2023)

SEO và Google Ads (ở Việt Nam hay gọi Google Ads là SEM*)  là 2 công cụ Digital Marketing quan trọng trên Google. Chúng ta đã nghe rất nhiều case study của 2 công cụ này trong việc phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, để sử dụng chúng một cách hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu rõ SEO và Google Ads cả về cách thức hoạt động, ưu nhược điểm từng loại cũng như cách phối chúng như thế nào trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong bài viết này, với kinh nghiệm của mình, VIG sẽ giải thích chi tiết về SEO và Google Ads, cũng như các kinh nghiệm triển khai thực chiến. Bạn sẽ rất khó tìm thấy bài viết nào chi tiết như thế này 😀

SEO và Google Ads là gì?

Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu SEO và Google Ads bằng một tấm hình như bên dưới.

seo google ads

Khi tìm kiếm trên Google với một từ khóa bất kì, chúng ta thường sẽ thấy 2 vùng nội dung như hình trên. Trong đó, vùng màu xanh lá được gọi là kết quả SEO, vùng màu vàng được gọi là kết quả Google Ads. Tuy cùng xuất hiện trong cùng 1 trang, nhưng cách vận hành của 2 vùng này rất khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau.

SEO là gì?

SEO là Tối ưu hóa Tìm kiếm, được viết tắt bởi cụm từ Search Engine Optimization. Các kết quả từ SEO được Google chọn lọc từ hàng triệu kết quả khác nhau bằng thuật toán phức tạp, nhằm mang lại cho người đọc những nội dung tốt nhất. Do đó, các kết quả của SEO thường được người đọc tin tưởng và đánh giá cao.

Ngoài việc hiển thị các trang web, Google còn có nhiều hình thức hiển thị SEO khác như: Maps, Hình ảnh, Video, Thông tin doanh nghiệp, Đoạn trích nổi bật.

google maps
Google Maps rất hiệu quả khi người dùng tìm kiếm 1 sản phẩm, dịch vụ trong khu vực địa lý
doan trich noi bat
Đoạn Trích Nổi Bật là nội dung được Google chọn đưa ra làm 1 định nghĩa cho một thuật ngữ nào đó

Các bước triển khai SEO

SEO là một trong những công cụ Digital Marketing phức tạp nhất, đòi hỏi sự chuẩn bị của rất nhiều bộ phận chuyên môn khác nhau. Sau đây là 6 bước chính trong việc triển khai SEO:

  1. Tối ưu hóa kỹ thuật SEO của website.
  2. Nghiên cứu từ khóa
  3. Triển khai nội dung
  4. Xây dựng nền tảng Entity
  5. Xây dựng backlink
  6. Kiểm tra kết quả traffic và cải tiến kết quả

Mỗi bước trong quy trình triển khai SEO nên được làm theo thứ tự, làm tốt nhất có thể và không nóng vội đốt cháy giai đoạn.

Google Ads là gì?

Google Ads là chương trình quảng cáo của Google. Bạn sẽ phải bỏ tiền ra và Google mang traffic về cho bạn (gọi là PPC – Pay per Click). Vì mang lại doanh thu cho Google, nên Ads được những slot hiển thị rất tốt, bao phủ xung quanh kết quả SEO (và trông cũng rất giống SEO).

Có 2 dạng Google Ads trên kết quả tìm kiếm của Google Search Ads và Google Shopping Ads.

cac loai google ads

Các bước triển khai Google Ads

Để triển khai một chiến dịch quảng cáo trên Google Ads, bạn cần phải thực hiện các bước như sau:

  1. Hoàn thiện tài khoản quảng cáo (bao gồm: cài đặt tài khoản Google Ads, add thẻ, thêm ngân sách…)
  2. Kế hoạch từ khóa (từ khóa chính, từ khóa loại trừ, các dạng khớp từ khóa)
  3. Viết các mẫu quảng cáo
  4. Tạo thông tin extension
  5. Cài đặt chiến dịch Google Ads
  6. Theo dõi kết quả và tối ưu kết quả

Ưu và nhược điểm của SEO so sánh với Google Ads

Có thể nói, SEO và Google Ads bù trừ nhau bằng ưu nhược điểm của chúng. Những hạn chế của SEO được khắc phục bằng ưu điểm của Google Ads và ngược lại. Do đó, bạn cần phải nắm rất kỹ phần này để biết cách sử dụng và phối hợp chúng.

Tóm tắt sự khác biệt giữa SEO và Google Ads trong hình dưới:

so sanh seo google ads
Bảng tóm lượt so sánh các tiêu chí giữa SEO với Google Ads

Tính tích lũy

Ưu điểm lớn nhất của SEO là tính tích lũy. Với một website được đầu tư tốt về nền tảng web, chất lượng nội dung, chất lượng SEO thì kết quả thứ hạng và traffic sẽ được tích lũy theo thời gian. Ví dụ, hiện tại website bạn có 100,000 traffic/tháng, nếu tháng sau bạn không đầu tư thêm gì cả, thì traffic tháng sau của bạn sẽ quanh quanh con số 100,000 traffic. Nếu bạn đầu tư thêm nội dung, triển khai thêm backlink, thì kết quả tháng sau sẽ được cộng dồn vào và có thể đạt 110k hay 120k gì đấy.

Ngược lại, Google Ads bạn phải trả tiền trên mỗi click. Còn trả tiền thì còn traffic, hết trả tiền thì ngưng. Ví dụ, tháng này bạn đầu tư Google Ads và được 100,000 traffic, tháng sau bạn ngưng không đầu tư nữa, thì traffic ngay lập tức sẽ trở về 0.

Tốc độ triển khai

Nếu tính thời gian từ lúc bắt đầu triển khai đến khi đạt kết quả, thì Google Ads tính bằng phút, còn SEO tính bằng tháng. Rõ ràng, tốc độ triển khai là ưu điểm của Google Ads và là khuyết điểm của SEO.

SEO là cuộc chiến về chất lượng và uy tín trong mắt Google, và bạn cần phải làm rất nhiều việc để chứng minh rằng website của mình tốt hơn đối thủ. Việc này mất rất nhiều thời gian, vì thông thường các đối thủ khác đã làm trước mình hàng năm trời. Trong nhiều trường hợp, việc vượt qua đối thủ là cực kỳ khó khăn.

Sự linh hoạt

Vì tốc độ triển khai của Google Ads nhanh vượt trội, nên sự linh hoạt của nó cũng tốt hơn SEO rất nhiều. Với Google Ads, chúng ta có thể lên một chiến dịch trong vòng vài phút, kiểm soát chi phí và hiệu quả kinh doanh, sau đó quyết định tiếp tục đầu tư hoặc ngưng lại.

Vì sự linh hoạt này, bạn có thể dùng Google Ads để thử nghiệm thị trường, thử nghiệm những từ khóa hiệu quả để cân nhắc chuyển qua SEO trong tương lai.

Sự cạnh tranh

Nếu nói về độ cạnh tranh, thì cả SEO và Google Ads đều có sự cạnh tranh theo những cách riêng.

Với SEO, cạnh tranh nằm ở chỗ là sự đầu tư của vào nền tảng SEO, bao gồm nền tảng website, số lượng & chất lượng nội dung, backlink… Nếu đối thủ của bạn đã làm tất cả những chuyện này trong nhiều năm, còn bạn là website mới, thì bạn cần phải đầu tư rất nhiều để có thể đuổi kịp đối thủ.

Với Google Ads thì cạnh tranh về giá thầu là cuộc chiến căng thẳng nhất. Do cơ chế đấu giá, một website mới hoàn toàn có thể có vị trí cao hơn một website lâu năm bằng cách đặt giá thầu tốt hơn (giả sử cách tối ưu giống nhau). Do đó, nếu dùng Google Ads, bạn cần phải kiểm soát rất kỹ ngân sách và giá thầu để đảm bảo kết quả kinh doanh.

Độ phức tạp

Như đã đề cập ở trên, SEO là một trong những công cụ Digital Marketing phức tạp nhất. Để SEO hiệu quả, bạn cần có một đội ngũ chuyên môn cả về tối ưu kỹ thuật website, nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu từ khóa, phân tích từ khóa, viết nội dung chất lượng cho website, đi backlink, đọc dữ liệu và tìm cách tối ưu lại những kết quả cũ. Bạn phải làm đi làm lại các công việc trên nhiều lần trong 1 khoảng thời gian dài để có kết quả xứng đáng. Do đó, có thể nói SEO không dành cho những tay mơ.

Ngược lại, Google Ads đơn giản hơn rất nhiều. Thậm chí bạn không cần biết quá nhiều về chuyên môn, chỉ cần làm theo hướng dẫn của Google, bạn vẫn có thể lên được các mẫu quảng cáo và thu hút traffic về cho website (dĩ nhiên là chỉ ở mức chạy được. Còn chạy hiệu quả kinh doanh thì vẫn cần chuyên môn và kinh nghiệm).

Hiệu quả tài chính

Điểm cuối cùng cần phải so sánh giữa SEO & Google Ads là hiệu quả kinh doanh. Như các vấn đề đã đề cập ở trên, 2 công cụ này có ưu nhược điểm khác nhau ở nhiều đặc điểm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính.

Trong ngắn hạn, chắc chắn Google Ads mang lại kết quả nhanh chóng, dễ kiểm soát chi phí, dễ đo lường hiệu quả kinh doanh. Còn với SEO, có thể trong vòng 3-6 tháng sẽ chưa có kết quả gì rõ rệt.

Trong dài hạn, Google Ads rất dễ trở thành gánh nặng chi phí. Vì Google Ads không có tính tích lũy nên bạn phải chi thường xuyên để “mua” traffic cho website. Ngược lại, SEO sẽ tích lũy thêm nhiều traffic (cùng với sự phát triển thêm về nội dung) kéo theo chi phí cho mỗi click sẽ giảm dần.

Như ví dụ bên dưới, bạn sẽ thấy ở những tháng đầu, VIG cũng đầu tư 1 content + 1 SEO, vào những tháng cuối vẫn giữ 1 content + 1 SEO, nhưng kết quả tăng 100 lần.

tang truong organic traffic
Tăng trường Organic Traffic với nguồn lực không thay đổi

Chiến lược phối hợp SEO và Google Ads

Sau khi đã nắm được cách thức hoạt động cũng như ưu nhược điểm của 2 công cụ này, giờ là lúc chúng ta cần tìm hiểu về cách triển khai chúng sao cho hiệu quả.

Google Ads phù hợp với:

  • Sản phẩm mang lại chuyển đổi tốt, hiệu quả kinh doanh tốt (ROAS dương).
  • Mục tiêu ngắn hạn như các dịp lễ, dịp tết, tung sản phẩm mới.
  • Dò thị trường, xem dòng sản phẩm nào hiệu quả, được quan tâm, từ đó làm cơ sở dữ liệu cho SEO.
  • Sản phẩm theo trend.

SEO phù hợp với:

  • Những nội dung educate khách hàng, định hướng cho thị trường.
  • Những sản phẩm kinh doanh lâu dài, ban đầu chạy Google Ads và sau đó được thay thế dần bằng SEO.
  • Cần tăng traffic tổng thể. Ví dụ, bạn có thể có traffic từ cả 10,000 bài viết mà không tốn quá nhiều chi phí và nguồn lực.
  • Những từ khóa vi phạm chính sách của Google Ads (rượu, thuốc lá, thuốc chữa bệnh, sản phẩm dành cho người lớn,…)
  • Lấy traffic từ thương hiệu của đối thủ (vì Google Ads không làm được).
  • Xây dựng thương hiệu. Bởi vì người dùng sẽ nghĩ các kết quả SEO sẽ “tự nhiên” hơn, uy tín hơn.

Thực tế triển khai, chúng ta thường phải “lấy ngắn nuôi dài”, dùng Google tạo ra lợi nhuận để tái đầu tư cho SEO. Sau khi SEO mang lại kết quả, chúng ta sẽ giảm dần cho chi phí Google Ads, hoặc sử dụng Google Ads cho nhu cầu khác (thử nghiệm sản phẩm mới, thị trường mới…). Việc phối hợp cùng lúc cả SEO và Google Ads sẽ giúp doanh nghiệp phủ rộng hơn trên Google Search, thu hút nhiều traffic hơn, hiệu quả kinh doanh sẽ tốt hơn.

Tổng kết

Qua bài viết này, VIG hi vọng mang lại cho các bạn góc nhìn tổng thể về SEO và Google Ads, ưu nhược điểm của từng kênh, chiến lược sử dụng mỗi kênh trong từng thời điểm và từng mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, như chúng tôi thường hay nói, mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu, kế hoạch, khả năng đầu tư khác nhau. Do đó, bạn cần phải điều chỉnh lại cách sử dụng SEO và Google Ads hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất.

Nếu cần tư vấn về SEO và Google Ads, bạn có thể liên hệ với VIG qua email huy.vo@tada.vn hoặc SĐT: 0987 919 262.

Chúc bạn thành công!

Để hiểu rõ hơn các các công cụ này, bạn có thể xem thêm các bài viết:

*SEM (Search Engine Marketing) theo định nghĩa chuẩn sẽ bao gồm SEO (Search Engine Optimization) và Google Ads.

Mục lục
Bài viết liên quan

Đăng ký kiểm tra
SEO website miễn phí

Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới. VIG sẽ gửi kết quả kiểm tra qua email.

Lưu ý:
* Kết quả kiểm tra chỉ dành cho website tối đa 500 URL và sâu tối đa 3 click.
* Mỗi email chỉ được kiểm tra 1 website.
* Thời gian gửi kết quả khoảng 3 – 5 ngày qua email.
* VIG không chịu trách nhiệm trong việc sử dụng kết quả kiểm tra.
* Nếu có bất cứ vấn đề gì cần trao đổi, vui lòng liên hệ qua email support@vigdigital.com

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin!

HIện tại hệ thống của VIG đã ghi nhận thành công những thông tin yêu cầu. Đội ngũ VIG sẽ kiểm tra thông tin và phản hồi với bạn sớm.

Ngay lúc này, bạn có thể xem tài liệu Content cho Landing Page mà chúng tôi đã gửi qua email của bạn. Nếu có bất cứ câu hỏi gì liên quan đến tài liệu, hãy thoải mái liên hệ với VIG qua email support@vigdigital.com.

Cảm ơn bạn đã tin tường VIG.