Mục lục

mo hinh aisas (1)

Marketing Giáo dục và ứng dụng mô hình AISAS

Mô hình AISAS là cách lý giải và phân tích hành vi người dùng trong thời đại công nghệ số – Internet phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Vậy mô hình AISAS mang lại những lợi ích gì khi áp dụng trong lĩnh vực Marketing giáo dục? Hãy cùng VIG tìm hiểu trong bài viết sau.

Mô hình AISAS là gì?

Trước khi tìm hiểu chuyên sâu việc ứng dụng mô hình AISAS vào lĩnh vực Marketing ngành giáo dục, chúng ta cần tìm hiểu mô hình AISAS là gì.

marketing-giao-duc-1

AISAS là cụm viết tắt của các từ Attention (Gây chú ý), Interest (Tạo ấn tượng), Search (Tra cứu tìm kiếm thông tin), Action (Hành động), Share (Chia sẻ). Mô hình AISAS là hệ thống lý giải và phân tích hành vi người dùng trong thời đại công nghệ số – Internet, đặc biệt trong lĩnh vực triển khai Marketing Online.

Để tìm hiểu kỹ hơn về mô hình AISAS ứng dụng như thế nào trong Marketing Giáo dục, chúng ta sẽ đi sâu hơn trong phần sau.

Đặc thù Marketing Giáo dục

Thực tế tại Việt Nam hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục đã chú trọng nhiều đến việc quảng bá hình ảnh của mình ra thị trường, thậm chí nhiều trường lớn làm tốt truyền thông ra thị trường nước ngoài. Điều này tạo ra sự cạnh tranh có thể nói là “khốc liệt” giữa các trường học, cơ sở đào tạo.

Với sự phát triển bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội, truyền thông kỹ thuật số đòi hỏi các trường học, cơ sở đào tạo phải triển khai loạt Chiến dịch Marketing giáo dục nhằm quảng bá, giới thiệu, mở rộng thị trường, thu hút khách hàng mới…

Với những Case Study đã thực hiện, VIG rút ra một số đặc thù ngành giáo dục đối với các cơ sở đào tạo vừa và nhỏ. Sự tương đồng này mở ra những ý tưởng Marketing giáo dục khác biệt, đúng với giá trị cốt lõi của trường học/ trung tâm/ cơ sở đào tạo.

Thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân đóng vai trò tối quan trọng trong việc truyền thông mảng giáo dục. Thực tế cho thấy thông qua những thành tích, định hướng phát triển, chia sẻ giá trị… mà những cá nhân công tác trong ngành giáo dục cung cấp sẽ là nguồn đáng tin cậy đối với tiềm thức của khách hàng.

Có thể dẫn chứng một số trường hợp điển hình như sau:

marketing-giao-duc-3 (1)

– Ms. Châu là Founder của Hệ thống lớp học tiếng Anh cho bé Ms. Chau’s English Class tại Vũng Tàu. Ms. Châu xây dựng thương hiệu cá nhân cho riêng mình bằng cách xây dựng Facebook cá nhân là nơi chia sẻ các thông tin dạy bé, thông tin các lớp học tại Trung tâm. Đồng thời, Ms. Châu thường xuyên chia sẻ những hình ảnh, clip nói tiếng Anh của bạn Cá – con trai của Ms. Châu.

Cách này giúp tiếp cận các phụ huynh có cùng chung những nỗi niềm, mối quan tâm với sự phát triển giáo dục cho con. Từ đó về phương diện khách hàng, Ms. Châu trở thành hình tượng mẫu người phụ nữ hiện đại, thành công trong việc giúp các bé tiếp cận, giao tiếp tiếng Anh thành thạo.

marketing-giao-duc-6-1024x576 (1)

– Đặng Trần Tùng là thầy giáo 9X – nhà sáng lập trung tâm The IELTS Workshop – sở hữu bảng thành tích khủng về IELTS khi chỉ mới 24 tuổi. Nhiều người biết tới thầy Tùng qua IELTS Face-off – một chương trình về IELTS nhằm truyền cảm hứng cho người học tiếng Anh và IELTS do đài VTV7 thực hiện. Thầy Tùng là một trong những người Việt hiếm hoi đạt điểm tuyệt đối IELTS 9.0 Overall. Việc xuất hiện nhiều trên phương tiện truyền thông, xây dựng trang cá nhân và cộng đồng riêng chuyên chia sẻ những thông tin, cách thức vượt qua IELTS… giúp thầy giáo Tùng Đặng trở nên nổi tiếng trong cộng đồng.

Thông qua 3 ví dụ nêu trên, có thể thấy rằng việc xây dựng thương hiệu cá nhân là điều tối quan trọng trong Marketing giáo dục. Việc bạn định hướng hình ảnh cá nhân thành công được xem là yếu tố quyết định sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm giáo dục của bạn.

Tận dụng “Bên thứ 3”

Sức mạnh của truyền thông, báo chí, truyền hình là điều cần đặc biệt quan tâm trong phát triển lĩnh vực Marketing cho ngành giáo dục. Việc trung tâm tự truyền đạt thông tin, chia sẻ giá trị là điều cần duy trì nhằm tạo sự thiện cảm, “educate” khách hàng một cách từ từ. Tuy nhiên, khi khách hàng thực sự có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm và đứng trước lựa chọn đưa ra quyết định. Vậy “Bên thứ 3” mà chúng tôi muốn nói đến gồm những ai?

marketing-giao-duc-7-562x1024 (1)

– Báo chí: Các bài báo PR, Review, chia sẻ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như sự tin tưởng của khách hàng.

– Truyền hình: Những nhân vật hợp tác trong các chương trình thường đã chứng minh được năng lực cá nhân nhất định. Chính vì vậy nếu cá nhân Founder, thương hiệu xuất hiện trên các chương trình truyền hình được người xem – khách hàng tiềm năng – xem là “chuyên gia” trong lĩnh vực của họ.

– KOLs: Trong thời đại bùng nổ công nghệ số, việc tiếp cận các thông tin trên đa dạng nền tảng như Facebook, Tiktok, Instagram… là điều mà các công ty phát triển giáo dục cần chú trọng. Việc tiếp cận các KOLs là cách giúp bạn quảng bá thông tin thương hiệu đến với khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng.

marketing-giao-duc-8-607x1024 (1)

Truyền miệng

Thực tế dù tận dụng tất cả nội lực trên, chiến dịch Marketing trong giáo dục của bạn chưa hẳn đã thành công nếu thiếu yếu tố Truyền miệng. Phương thức marketing tưởng chừng là “lỗi thời” nhất, nhưng hiệu quả của nó chưa bao giờ “lỗi thời”. Đối với Marketing ngành giáo dục, điều này lại càng là điểm lưu tâm.

marketing-giao-duc-10-573x1024 (1)

Đơn giản hiểu thế này:

  • Bạn thấy người bạn của mình học tập tiến bộ, bạn lập tức hỏi cách thức học làm sao, học ở đâu để được như bạn.
  • Bạn thấy con của bạn, người quen mình học hành tốt hơn trước, chắc chắn bạn sẽ hỏi ngay người đó kèm cặp con như thế nào, cho con đi học ở đâu.
  • Bạn chưa biết cho con học ở đâu tốt, lại không tin tưởng những bài quảng cáo của các cơ sở giáo dục. Tin chắc rằng bạn sẽ “khảo sát” những người có con để tham khảo.
marketing-giao-duc-11 (1)
Lượt search học tiếng Anh của nhóm lớp 1, độ tuổi 4-6 tuổi, cao gấp 10 lần những nhóm khác

Theo một khảo sát riêng, VIG nghiên cứu nhóm keyword về việc nhu cầu học Tiếng Anh của các bé cho thấy lượt search của nhóm lớp 1, độ tuổi 4-6 tuổi, cao gấp 10 lần những nhóm khác. Lý giải cho điều này chính là ở độ tuổi 4-6, phụ huynh chưa có nhiều nguồn để tham khảo nên thường truy xuất từ Google Search. Đồng thời khi con bắt đầu đi học rồi, phụ huynh có xu hướng tham khảo, quan tâm feedback từ phụ huynh khác hơn là truy vấn trên các công cụ.

Lồng ghép các kênh vào từng giai đoạn của mô hình như thế nào?

mo hinh aisas
Mô hình AISAS

Căn cứ vào lý giải trên, mô hình AISAS cho thấy để quá trình người dùng tiếp nhận thông tin sản phẩm cho đến chọn dùng/chia sẻ sản phẩm cần trải qua 5 bước sau:

Attention (Gây chú ý)

Attention có nghĩa tạo sự chú ý. Bất kể một sản phẩm, dịch vụ nào thì bước đầu tiên cần thu hút sự quan tâm, chú ý của càng nhiều người càng tốt. Để giúp sản phẩm được chú ý, bạn cần tạo loạt hoạt động nhằm thu hút sự tò mò từ khách hàng.

Có nhiều cách mà Marketing Online hỗ trợ tốt cho việc tạo sự chú ý cho sản phẩm/ dịch vụ như: bài PR, forum seeding, viral marketing, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, TVC…

Với một sản phẩm/ dịch vụ mới xuất hiện trên thị trường, bạn cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận mọi phản hồi cả tích cực lẫn tiêu cực từ phía người sử dụng. Từ đó điều chỉnh chất lượng sản phẩm/ dịch vụ dựa trên những đánh giá đó. Điều bạn cần quan tâm chỉ là: thu hút lượng khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm của mình.

Đối với Marketing giáo dục, bạn có thể áp dụng phương thức gây chú ý đối với khách hàng nhờ những thành quả, dẫn chứng, số liệu cụ thể về thành tích của các học viên nhằm lôi kéo sự chú ý của người khác. Ví dụ:

  • Ms. Chau’s English Class: Vinh danh những học viên là các bé đạt điểm cao, thậm chí đạt 15/15 kỳ thi Cambridge dành cho học sinh tiểu học.
  • IELTS with Charles: Bảng điểm IELTS do những học viên U30, U40, người đi làm bận rộn, học sinh, sinh viên; công bố phương pháp độc quyền, profile giáo viên “đỉnh”… nhằm thu hút sự chú ý.
  • The IELTS Workshop: Bảng điểm IELTS từ các học viên là học sinh, sinh viên, người đi làm chứng minh thành tích thực của học viên sau khi học và luyện thi tại DOL Đình Lực IELTS.

marketing-giao-duc-13-1024x473 (1)

Interest (Tạo ấn tượng)

Sau khi bạn đã sử dụng các hình thức PR, các kênh truyền thông, nền tảng công nghệ để xây dựng chuỗi bài viết, thông tin truyền thông và bước đầu thu hút được sự chú ý nhất định, tạo “hảo cảm” cho khách hàng thì giai đoạn Interest, bạn cần đẩy lên mức cao hơn cảm xúc, tối ưu hóa sản phẩm để khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ, cụ thể là giáo dục mà thương hiệu của bạn muốn quảng bá.

Nếu giai đoạn đầu tiên đã khơi gợi những “nỗi đau” của khách hàng thì bước sang giai đoạn này, bạn cần chú trọng tạo ra nhiều thông điệp để chuyển những khách hàng đang không quan tâm sẽ có ấn tượng tốt với sản phẩm của bạn. Đối với những người không thích sản phẩm của bạn, cần tạo những điểm nhấn khác biệt nhằm thu hút sự tò mò của họ đối với bạn. Còn với những người đã có sự chú ý đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, bạn cần có những thông điệp rõ ràng để họ thích thú, quan tâm nhiều hơn và tương tác với bạn.

Ví dụ Trung tâm phát triển Giáo dục British Academy Vietnam – IELTS with Charles, hàng loạt thông tin do thương hiệu cung cấp như Giáo viên IELTS 9.0, phương pháp giảng dạy độc quyền, Giảng viên tận tâm, học viên chinh phục IELTS thành công để du học, định cư ngay cả với U30, U40; phản hồi từ học viên… kích thích sự tò mò của người đọc. Từ đó họ sẽ theo dõi các bài viết mà kênh truyền thông thương hiệu cung cấp kết hợp với những thông tin mà họ tự tìm hiểu.

Search (Tra cứu/ tìm thông tin)

Trong hành trình khách hàng, khi đã tạo được hứng thú khiến họ ấn tượng, họ sẽ tò mò về bạn là ai và sản phẩm của bạn có gì khác biệt. Lúc này, họ có xu hướng tìm kiếm bạn trên loạt kênh thông tin và đem ra so sánh là lẽ tất yếu. Đây là lúc bạn cần có sự chuẩn bị trước để khi họ tìm kiếm là sản phẩm của bạn luôn xuất hiện.

Website là bộ mặt của thương hiệu. Chính vì thế đây là nơi cần cung cấp Đủ và đúng thông tin của thương hiệu. Thông tin về công ty, doanh nghiệp càng chi tiết, đáng tin cậy càng là động lực thúc đẩy khả năng ra quyết định của người dùng. Bạn phải đảm bảo SEO thương hiệu của mình khi khách hàng truy vấn và giải đáp tất tần tật các thắc mắc về thương hiệu dựa trên xu hướng người dùng.

Ví dụ Trung tâm phát triển Giáo dục British Academy Vietnam – IELTS with Charles xây dựng thương hiệu đa kênh như Facebook, Website, Group,… Họ cần đảm bảo khi người dùng tiến hành tra cứu thông qua công cụ Google Search, họ phải là những đề xuất đầu tiên thay vì là đối thủ.

marketing-giao-duc-15-1024x801 (1)

Action (Hành động)

Sau khi kết hợp vào các trang Web có liên kết tất cả các kênh như Facebook, Viber, Zalo, Tiktok… đọc chi tiết thông tin sản phẩm, dịch vụ, khách hàng có thể đã có quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn. Ngay lúc này, bạn cần cung cấp các kênh liên lạc, được xem là “hành động” để khách hàng lựa chọn cách thức liên hệ với bạn nhanh chóng.

Các hành động có thể là: điền form, đăng ký tham gia, nhờ tư vấn, nhận báo giá, mua hàng,… Đây là quá trình tận dụng và tối ưu hóa cảm xúc của khách hàng từ những giai đoạn trước để có đơn hàng. Bởi vậy Website, landing page của bạn cần có CTA (Call To Action) cuốn hút và thôi thúc họ hành động tạo ra chuyển đổi.

marketing-giao-duc-16 (1)

Song song đó, Team sale sản phẩm phải có kịch bản tư vấn để chốt khách hàng thành công. Họ phải là người chủ động nắm bắt tâm lý khách hàng, khai thác “nỗi đau” của khách hàng mong muốn mình giải quyết, cung cấp các giải pháp, so sánh hiệu quả khi lựa chọn dịch vụ, sản phẩm từ phía mình. Đồng thời, Team sale chủ động đề xuất với Team Marketing để chủ động khai thác trọn vẹn những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.

Hoạt động Re-Marketing cần được triển khai và thường xuyên theo dõi. Các chương trình khuyến mãi, tải tài liệu học tập miễn phí, các thông tin Workshop miễn phí… cần được thông báo đến khách hàng qua thông tin họ đã để lại trước đó. Đồng thời saler cần chia sẻ các thông tin khuyến mãi, tài liệu miễn phí… để khách hàng mà saler từng tiếp cận có thể tiếp nhận tin tức.

hinh anh share
Ví dụ về việc hỗ trợ học viên, sinh viên chia sẻ thông tin thương hiệu trường Văn Lang

Share (Chia sẻ)

Sự lan tỏa giá trị sản phẩm và thương hiệu là điều tất cả các công ty, doanh nghiệp nỗ lực từng ngày. Để khách hàng sử dụng, trải nghiệm tốt sản phẩm, khiến họ từ yêu thích, tin tưởng đến trở thành khách hàng trung thành, sẵn sàng là người  quảng bá thương hiệu đến các khách hàng mới là đích đến của hoạt động Marketing. Tuy nhiên khi đã đến chuỗi hành động này, bạn sẽ có những khách hàng trung thành, giới thiệu và quảng bá sản phẩm một cách chi tiết mà không hề tốn chi phí.

Ví dụ với thương hiệu Tiếng Anh cho bé tại Vũng Tàu Ms. Chau’s English Class, sau những tiến bộ vượt bậc của bé trong quá trình học tập tiếng Anh, bố mẹ có con theo học tại Ms. Châu là những người sẵn sàng quảng bá, giới thiệu thương hiệu đến những bố mẹ khác, thu hút khách hàng mới cho trung tâm Ms. Chau’s English Class.

VIG là agency có cơ hội đồng hành với nhiều đối tác trong lĩnh vực giáo dục tại TP.HCM, Vũng Tàu như IELTS with Charles, Ms. Chau’s English Class, Well Spring School, Ezzi, Mathnasium… Do đó chúng tôi có những kinh nghiệm thực thi Marketing cho ngành giáo dục nhất định, góp phần quảng bá thương hiệu.

Kết

Để biết thêm các thông tin và triển khai Marketing lĩnh vực giáo dục, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp VIG qua Hotline 0987 919 262 hoặc để lại thông tin qua form đăng ký. Chúng tôi sẽ liên lạc bạn nhanh nhất có thể.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về áp dụng mô hình AISAS trong lĩnh vực Marketing giáo dục mà VIG tổng hợp dựa trên các case study điển hình từ các thương hiệu mà chúng tôi hợp tác. Hy vọng bài viết có thể cung cấp các giá trị và thông tin hữu ích để thương hiệu của bạn có thể áp dụng.

Mục lục
Bài viết liên quan

Đăng ký kiểm tra
SEO website miễn phí

Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới. VIG sẽ gửi kết quả kiểm tra qua email.

Lưu ý:
* Kết quả kiểm tra chỉ dành cho website tối đa 500 URL và sâu tối đa 3 click.
* Mỗi email chỉ được kiểm tra 1 website.
* Thời gian gửi kết quả khoảng 3 – 5 ngày qua email.
* VIG không chịu trách nhiệm trong việc sử dụng kết quả kiểm tra.
* Nếu có bất cứ vấn đề gì cần trao đổi, vui lòng liên hệ qua email support@vigdigital.com

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin!

HIện tại hệ thống của VIG đã ghi nhận thành công những thông tin yêu cầu. Đội ngũ VIG sẽ kiểm tra thông tin và phản hồi với bạn sớm.

Ngay lúc này, bạn có thể xem tài liệu Content cho Landing Page mà chúng tôi đã gửi qua email của bạn. Nếu có bất cứ câu hỏi gì liên quan đến tài liệu, hãy thoải mái liên hệ với VIG qua email support@vigdigital.com.

Cảm ơn bạn đã tin tường VIG.